to dare to think

Sức mạnh vô hình của sự lan truyền cảm xúc

Cảm xúc như một hệ thống tín hiệu không cần ngôn ngữ. Nó giữ vai trò quan trọng trong tiến hoá của não bộ loài người trước khi ngôn ngữ ngữ trở thành công cụ giao tiếp.
Tất cả chúng ta đều thuộc về một nhóm hay nhiều nhóm nào đó. Và theo cách thức này, chúng ta ảnh hưởng đến nhau. Có nhiều thứ lan truyền trong nhóm khiến con người bị phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, một trong những thứ đó chính là cảm xúc.

Quá trình lan truyền này mang tính chất của loại vi rút, nó có thể làm cho trạng thái cảm xúc của người này tốt lên hoặc xấu đi hoàn toàn tự nhiên. Việc trao đổi cảm xúc này, tạo ra một môi trường vô hình nên mờ nhạt và khó nhận biết, nó là một phần của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân.

Theo C.G. Jung, một nhà phân tâm học người Thuỵ Sĩ: "trong tâm lý liệu pháp, nếu bác sĩ giúp bệnh nhân hoàn toàn thoát khỏi trạng thái xúc động thì người bệnh vẫn có ảnh hưởng nào đó tới bác sĩ. Sai lầm lớn của bác sĩ là anh ta nghĩ mình có thể không bị ảnh hưởng chút nào từ trạng thái xúc cảm của người bệnh sau khi đã tiếp xúc với họ. Anh ta không thể làm gì hơn ngoài việc phải nhận thức rằng mình đã bị ảnh hưởng. Nếu anh ta không nhận ra điều này, anh ta sẽ trở nên xa cách và không đạt được mục đích của mình”.

Môi trường diễn ra sự trao đổi tâm lý là ở đâu? Câu trả lời là có thể ở bất cứ nơi đâu. Nhưng nơi thường diễn ra hoạt động này chính là cửa hàng, siêu thị, phòng họp, các văn phòng…, tức là ở những nơi có tập trung nhiều người. Cảm xúc là một phương thức giao tiếp cực kỳ hiệu quả. Đó là những thông điệp đầy quyền lực, chuyển tải những thông tin quan trọng mà không nhất thiết phải diễn đạt bằng lời. Cảm xúc cho ta biết nên tập trung vào điều gì, khi nào sẵn sàng hành động.

Ở nhóm người nguyên thuỷ, sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người kia có lẽ được thể hiện như dấu hiệu báo động, sự tập trung chú ý nhanh chóng vào nguy hiểm sắp xảy ra.

Ngày nay, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi của xã hội và điều kiện sống, nhưng cách thức và sự thể hiện lan truyền cảm xúc thì còn nguyên vẹn.Đó vẫn là tiếng còi báo động về việc sụt giảm doanh thu bán hàng, giảm sản xuất, hay nguy cơ đe doạ từ phía đối thủ cạnh tranh. Mỗi cá nhân trong chuỗi giao tiếp kích hoạt trạng thái cảm xúc căn bản của mình tới người khác và nhờ đó thông điệp báo động được bật sáng.

Cảm xúc như một hệ thống tín hiệu không cần ngôn ngữ. Nó giữ vai trò quan trọng trong tiến hoá của não bộ loài người trước khi ngôn ngữ ngữ trở thành công cụ giao tiếp. Đó là tín hiệu làm cho chúng ta hoà hợp với những gì xung quanh và tạo ra hiệu quả cho những tương tác cá nhân và xã hội theo cách suôn sẻ.

Tóm lại, cảm xúc là tổng thể của việc trao đổi cảm giác giữa con người với nhau. Bằng cách gần như vô hình, chúng ta làm cho nhau tốt hơn một chút, hoặc tệ đi nhiều. Các tiếp xúc này diễn ra theo chiều hướng từ cảm xúc tiêu cực đến tích cực, nó như một phần của bất cứ hoạt động giao tiếp nào. Mặc dù, sự hoạt động của cảm xúc là vô hình, nhưng trạng thái cảm xúc lại có thể tạo ra lợi ích và cả những bất lợi cho bất kỳ hoạt động của nhóm nào và thậm chí của cả một cộng đồng.

Theo Daniel Goleman.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | ewa network review