to dare to think

Khi nào bạn nên thay đổi công việc

Bạn đang có một công việc phù hợp tuy đôi khi bạn cũng cảm thấy có vài điều không hài lòng. Điều gì trong việc mà bạn chỉ tạm hài lòng? Làm thế nào bạn phân biệt sự khác nhau giữa một ngày tồi tệ và công việc thật sự không phù hợp - đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi có một công việc - dù bất kỳ việc gì - đã là một điều tốt?

Trong nhiều năm làm quản lý và tư vấn, tôi rút ra rằng nếu bạn nhận thấy một trong sáu dấu hiệu dưới đây thì đã đến lúc bạn nên thay đổi.

1. Không phải công ty trả lương thấp cho bạn mà là bạn chưa hài lòng với mức lương đó
Những người cảm thấy lương mình thấp luôn nghĩ nếu được trả nhiều hơn, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Đôi lúc điều đó đúng, đôi lúc lại sai. Và tôi có thể chứng minh cho bạn thấy sau đây.

Nếu như điều bất mãn lớn nhất của bạn về công việc là mức lương thì hãy xem xét liệu mức lương tăng thêm 10% nữa có làm cho bạn hài lòng không. Sau đó hãy nghĩ nếu mức lương tăng thêm 20% thì sao. Nếu mức lương tăng thêm 10%, 20% làm cho bạn cảm thấy được trả công xứng đáng, bạn đang có một công việc phù hợp - bạn chỉ cần làm việc chăm chỉ để được tăng lương. Nhưng nếu bạn muốn tăng thêm từ 50% đến 100% mà vẫn không thấy thỏa mãn, khi đó tiền không phải là vấn đề và lương cao hơn không làm cho bạn cảm thấy yêu thích công việc hơn. Đây là thời điểm bạn cần tìm một vị trí khác trong công ty hoặc tìm một công việc mới hoàn toàn.

2. Bạn cho rằng bạn không thể làm công việc trở nên thú vị hơn
Đây là điều làm chúng ta dễ chán nản nhất, nhưng nguyên nhân thường không phải do bản chất công việc làm cho bạn cảm thấy như vậy, mà vì bạn đã không cố gắng tạo động lực trong công việc. Nhân viên của một trong những công ty tốt nhất trên thế giới chuyên về lĩnh vực dịch vụ vệ sinh, những người làm công việc quét dọn văn phòng và nhà vệ sinh, luôn tự hào về bản thân họ và yêu thích công việc mà họ đang làm. Bạn cần hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công việc để thấy yêu thích công việc hơn.

Nếu công việc của bạn là photo tài liệu? Hãy tìm hiểu ai cần dùng những tài liệu này và sự quan trọng của nó. Hoặc bạn có thể tìm niềm vui bên ngoài công việc như đi du lịch, chơi quần vợt, tham gia các hoạt động tình nguyện. Khi đó bạn có thể nghĩ công việc của bạn như là phương tiện giúp thực hiện được các hoạt động này. Nếu bạn vẫn cảm thấy rằng mọi thứ bạn làm đều vô nghĩa, hãy tìm việc làm mới. Vì một khi bạn tin rằng bạn đang lãng phí thời gian thì sếp của bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian để tin vào điều đó.

3. Bạn không học hỏi được bất kỳ điều gì
Nếu bạn đang làm công việc không thể học hỏi và phát triển, có nghĩa là bạn đang phạm sai lầm rất lớn. Thị trường sử dụng chất xám đang thay đổi từng ngày, nếu bạn không tự trau dồi, bạn có nguy cơ trở thành một người lỗi thời. Hãy cẩn thận nếu như bạn cảm thấy rằng không học hỏi thêm được điều gì và bạn đang được trả lương cao hơn các đồng nghiệp khác. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn phải nhanh chóng tìm một việc làm mới, không được trì hoãn, và học hỏi các kỹ năng mới. (Vì một khi ông chủ lưu ý đến việc cắt giảm nhân viên, ông ta sẽ luôn nhắm đến những người làm cho ông ta tốn kém hơn là chú ý đến tài năng của họ).

Bạn có thể đăng ký các khóa học về công nghệ hoặc đơn giản là yêu cầu ông chủ giao những nhiệm vụ mới. Nên tập trung vào việc cải thiện điểm yếu hay tạo ra điểm mạnh thứ hai của bạn. (Bạn có thể chọn điểm mạnh nhất của bạn để phát triển vì đó là điều mà bạn thích làm)
4. Không ai nói với bạn về tương lai
Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy những nỗ lực của mình không được chú ý đến. Trong nền kinh tế thị trường thay đổi nhanh đến chóng mặt như hiện nay, các sếp thường quá bận rộn đến nỗi họ không chú ý khen ngợi khi một cá nhân làm việc tốt. Nhưng có sự khác biệt giữa việc bạn làm tốt nhưng chưa nhận được lời khen ngợi và việc bạn bị bỏ rơi do sếp nghĩ bạn không đóng vai trò quan trọng trong tương lai của công ty (ví dụ như sếp chưa bao giờ nói với bạn "Em thích hợp cho công việc X đấy, đó sẽ là một bước tiến trong công việc của em"). Nếu sếp không nói với bạn bất kỳ điều gì về tương lai, đó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng nếu may mắn, công ty không cần cắt giảm người, thì bạn sẽ được giữ làm ở vị trí hiện tại.

Khi bạn nhận thấy mình không có cơ hội thăng tiến nào, bạn sẽ rất buồn. do vậy, đừng tìm hiểu những thông tin không chính thức. Khi bạn đã sẵn sàng để đón nhận tình huống xấu nhất, hãy xin gặp sếp và nói "Công ty hiện đang có 2 hoặc 3 công việc mà tôi muốn thử sức mình. Tôi phải làm gì để được thử sức với một trong những công việc đó?". Nếu như sếp nói "Tôi nghĩ bạn thật xuất sắc nhưng công ty cần phải hoạt động tốt hơn nữa trước khi chúng ta có thể cho bạn hay bất kì ai cơ hội đó", thì đó là một tin tức tốt đẹp.

5. Bạn ghét sếp đến nỗi bạn khó mà nghĩ vể bất kỳ điểu gì khác
Lý do đầu tiên mọi người nói với tôi khi muốn thay đổi công việc là họ ghét sếp của mình. Chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ, vì không thể tránh khỏi có những ngày bạn giận run lên với sếp, nhưng nếu thỉnh thoảng mới xảy ra thì việc này không thể biến một công việc tốt thành công việc đáng ghét được. Nếu khi mọi ngày đều là ngày Ghét Sếp thì đó lại là một câu chuyện khác rồi.

Ví dụ: Mai đang làm việc trong một tiệm cà phê với những đồng nghiệp dễ thương. Nhóm nhân viên này có một phong cách làm việc tuyệt vời đến nỗi họ có thể biến quán cà phê nơi họ làm việc trở thành một địa điểm ăn trưa nổi tiếng trong thành phố. Tuy nhiên, sếp của họ liên tục thay đổi ý kiến, lăng mạ nhân viên, quản lý những việc lặt vặt và phê bình mọi thứ họ làm. Cho đến một ngày, Mai nhận ra rằng lúc nào cô cũng có cảm giác ghét sếp. Cách duy nhất để thay đổi tình hình là phải thay đổi công việc

6. Bạn cảm thấy rằng con người của bạn trong công việc không giống với con người bình thường của bạn
Những điều mâu thuẫn nho nhỏ có thể nảy sinh giữa sở thích cá nhân và những đòi hỏi cho công việc: đó có thể là sự bực mình xảy ra hàng ngày khi mặc bộ áo quần bó sát người hay buộc phải ủng hộ một chính sách ngu ngốc của công ty. Nhưng bạn có thể phát hiện ra sự khác nhau quan trọng giữa bản thân và công ty, có thể là phong cách thoải mái của bạn không hợp với nơi làm việc gò bó, hay nghiêm trọng hơn, bạn có thể nhận ra nguyên tắc làm việc của bạn không phù hợp.

Cách đây chỉ vài tuần, tôi có nghe về trường hợp một phụ nữ trẻ bực mình vì cách tính toán sổ sách kế toán của một công ty gia đình, nơi cô ta đang làm việc. Không phải cách tính toán đó là bất hợp pháp, nhưng vì cô thường tự hào là đã giữ vững những tiêu chuẩn nguyên tắc nghiêm khắc nhất, và những chính sách lỏng lẻo của công ty làm cô không thấy thoải mái. Nếu bạn không thấy thoải mái trong công việc - do sự xung đột trong tính cách hay sự bất đồng trong nguyên tắc làm việc- bạn nên sẵn sàng thay đổ


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | ewa network review