to dare to think

CÂN NHẮC KHI NHẬN LỜI MỜI LÀM VIỆC TRONG NĂM MỚI 2012

Có những công ty ban đầu tạo cho chúng ta cảm giác đầy hứa hẹn mà không mảy may suy nghĩ nhiều thêm về những vấn đề phức tạp xung quanh. Cách làm ấy dễ khiến bạn rơi vào cảm giác chán nản, nhất là khi đối diện với những con người mới không muốn công nhận sáng kiến và ý kiến mới của bạn.

Bạn nhận được lời mời làm việc từ một nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn đang hy vọng công việc mới sẽ thuận lợi hơn, những điều bạn mong ước sẽ thành hiện thực.

Với nhiều người, quyết định từ bỏ công việc hiện tại và chuyển hẳn sang một lĩnh vực mới thật đáng sợ. Vì thế, khi quyết định chấp nhận hay từ chối đề nghị của nhà tuyển dụng, bạn nên đàm phán với chính mình, tự đặt ra những câu hỏi riêng cho bản thân:

- Đây có phải là dịp thuận lợi để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân?

Vị trí mới bạn được mời là rất tốt nhưng xét về quyền lợi, trách nhiệm và chức vụ so với vị trí cũ thì cũng tương đương nhau. Thông thường, chúng ta trong tâm trạng rất muốn thoát khỏi công việc cũ nên chỉ muốn rời đi thật nhanh mà không xem xét kỹ, thậm chí không nhận ra lịch sử đang lặp lại.

Trong một số trường hợp, bạn cần suy nghĩ đến môi trường làm việc, cẩn thận xem xét mô hình công việc để ở vai trò mới, bạn có thể phát huy khả năng hiệu quả nhất. Bạn nên tăng tốc tìm hiểu về văn hóa công ty, hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, nếu có thể, hãy chịu khó đọc báo cáo tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo qua người quen để có cái nhìn toàn diện hơn về công ty mới này.

Có những công ty ban đầu tạo cho chúng ta cảm giác đầy hứa hẹn mà không mảy may suy nghĩ nhiều thêm về những vấn đề phức tạp xung quanh. Cách làm ấy dễ khiến bạn rơi vào cảm giác chán nản, nhất là khi đối diện với những con người mới không muốn công nhận sáng kiến và ý kiến mới của bạn.

Một môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực, bồi dưỡng thêm kho kinh nghiệm cho bản thân là

- Liệu công ty có phù hợp với lối sống của bạn không?

Khi đã quyết định được công việc mới liệu có giúp bạn nâng cao kỹ năng, thông thường, bước tiếp theo, bạn sẽ xem mức thu nhập có tốt hơn công việc cũ không. Khi các yếu tố khác đã tạm ổn, bạn cần xem xét những thỏa thuận bất thành văn và cả những điều đã đưa vào thư mời. Nếu bạn sẵn sàng đổi mới trong sự nghiệp, bạn có thể dành nhiều thơi gian tập trung cho công việc.

Nếu bạn được mời vào vị trí quản lý, phải chịu nhiều trách nhiệm và áp lực công việc hơn, bạn cũng cần tập trung, đầu tư công sức để có được thành công.

Trong một số trường hợp, mức lương mới có thể ít hơn so với những gì hiện tại bạn được hưởng, bạn vẫn nên cân nhắc lời mời đó cho dù sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bạn và gia đình. Một điều quan trọng không kém là bạn cần tình toán tới một số yếu tố đi kèm như chỗ làm mới có cách nhà bạn bao xa, đường đi có hay bị tắc không, bạn có mất tiền gửi xe không, bạn có thời gian dành cho gia đình, bạn bè không...

Có rất nhiều điều cần xem xét khi quyết định thay đổi sự nghiệp và công việc phù hợp với văn hóa, lối sống hiện tại của mình là rất quan trọng.

- Công việc này có phù hợp với con đường phát triển sự nghiệp lâu dài của bạn?




Nếu công việc đang mời kia phù hợp với mong muốn phát triển kỹ năng cũng như lối sống hiện tại của bạn, điều cuối cùng bạn cần xem xét tới là vị trí này có thực sự phù hợp với con đường phát triển sự nghiệp lâu dài hay không. Lý do khiến chúng ta cần xem xét điểm này là đôi khi chúng ta không thể nhìn thấy khu rừng chỉ thông qua một cái cây duy nhất. Cố gắng tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn và dẫn bạn đến gần với những mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra từ trước.

Đừng vì thấy lời mời có vẻ khả thi mà vồ vập nhận lời. Hãy trở lại với những ý tưởng về con đường sự nghiệp của bản thân bằng cách đặt ra các câu hỏi cho chính mình, để chủ động hơn trong các quyết định nghề nghiệp.

Theo Askmen/Infonet

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | ewa network review